Thứ Ba, 26 tháng 4, 2016

ổ cắm và công tắc điện an toàn của Schneider

Bán thiết bị đóng cắt Schneider tại tp.HCM

Ổ cắm và công tắc điện chính hãng của Sino

Bán thiết bị đóng cắt điện công nghiệp

Ống luồn dây điện và phụ kiện của Điện Thành Vinh

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2016

FDI từ Nhật giảm mạnh

FDI từ Nhật giảm mạnh

FDI từ Nhật giảm mạnh Các nhà đầu tư Nhật Bản giảm mạnh vốn vào Việt Nam trong năm 2014, tuy nhiên vốn vào bất động sản lại tăng.
  • Vốn FDI đổ vào bất động sản tăng gần gấp 3 lần / Trên 60% công ty Nhật ở Việt Nam có lãi

Theo số liệu do Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) công bố mới đây, số vốn đầu tư từ Nhật Bản vào Việt Nam năm 2014 giảm 65% xuống còn 2,05 tỷ USD. Năm 2013, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) từ Nhật đạt cao nhất trong 5 năm, 5,87 tỷ USD.

Số vốn được cấp phép cho các dự án đăng ký mới không giảm nhiều, từ 1,4 tỷ xuống 1,2 tỷ USD. Tuy nhiên, vốn bổ sung cho các dự án đã có giảm 81%. Số lượng dự án giảm từ 352 xuống 298.

FDI-1643-1424668255.jpg

Vốn đầu tư trực tiếp từ Nhật Bản vào Việt Nam giảm mạnh trong năm 2014.

Lý giải về điều này, đại diện Jetro cho biết trong năm 2014, tình hình kinh tế Nhật khó khăn cộng thêm đồng yen mất giá, khiến các công ty, tập đoàn lớn của Nhật hạn chế đầu tư ra nước ngoài. Do đó, trong năm vừa rồi và có thể cả 2015, phần lớn các dự án đầu tư sang Việt Nam là dự án có số vốn nhỏ. 85% số dự án đầu tư của Nhật trong năm qua có quy mô dưới 5 triệu USD. Dự án quy mô dưới một triệu USD chiếm 61%.

Trong số các dự án FDI từ Nhật, suy giảm mạnh nhất là các dự án thuộc ngành sản xuất. Số lượng dự án đầu tư mới thuộc ngành này giảm từ 161 xuống 108, vốn giảm từ 1,1 tỷ còn 828 triệu USD. Chỉ ngành Xây dựng, bất động sản thu hút thêm lượng vốn đầu tư mới trong năm vừa rồi. Cụ thể, FDI Nhật đổ vào ngành này tăng từ 23 lên 155 triệu USD sau một năm.

Top 10 dự án đầu tư mới từ các quốc gia, vùng lãnh thổ sang Việt Nam trong năm 2014:

  Tên dự án Số vốn được cấp phép (triệu USD) Ngành nghề sản xuất, kinh doanh Quốc gia/Vùng lãnh thổ đầu tư
1 Samsung Electrics Vietnam 3.000 Sản xuất, lắp ráp sản phẩm điện tử Hàn Quốc
2 Samsung CE Complex 1.400 Nghiên cứu phát triển thiết bị điện tử, phần mềm Hàn Quốc
3 Dewan International 1.250 Phát triển du lịch Nha Trang Hong Kong
4 Samsung Display 1.000 Sản xuất, lắp ráp, kinh doanh màn hình cho điện thoại thông minh Hàn Quốc
5 Texhong Ngân Hà 300 Dệt may Hong Kong
6 Bệnh viện quốc tế Đại An Việt Nam- Canada 260 Bệnh viện đa khoa Canada
7 Rent-A-Port 259 Phát triển Khu công nghiệp Bỉ
8 Texhong Hải Hà Vietnam 215 Phát triển Khu công nghiệp Hong Kong
9 Sun Wah Group 200 Bất động sản Hong Kong
10 Ilshin Vietnam 177 Dệt may Hàn Quốc

Tính chung năm 2014, Hàn Quốc tiếp tục là nhà đầu tư lớn nhất cả về đầu tư mới và tăng vốn, chiếm lần lượt 31% tổng số dự án và 36% tổng vốn đầu tư. 

Anh Đức

, ,

Nhật giảm sản xuất, tăng đầu tư tài chính và dịch vụ ở Việt Nam

Nhật giảm sản xuất, tăng đầu tư tài chính và dịch vụ ở Việt Nam

Nhật giảm sản xuất, tăng đầu tư tài chính và dịch vụ ở Việt Nam Trong xu hướng giảm vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam, các doanh nghiệp Nhật Bản lại có xu hướng quan tâm nhiều hơn tới lĩnh vực bán lẻ, tài chính, ngân hàng và chuyển giao công nghệ.
  • Công ty Nhật Bản tích cực xuất ngoại làm M&A

Nhật Bản đang là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ hai tại Việt Nam với 2.494 dự án tính tới 20/1/2015 và tổng vốn đăng ký đạt gần 36,9 tỷ USD. Tuy vậy, từ năm 2011, khi kinh tế Nhật Bản nói riêng và môi trường kinh doanh quốc tế nói chung gặp nhiều khó khăn, rơi vào suy thoái, đầu tư của nước này lại có chiều hướng đi xuống.

Số liệu của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) cho thấy, năm 2014, có 436 dự án Nhật Bản được cấp phép, thấp nhất trong 3 năm qua. Tổng vốn đăng ký đạt hơn 2 tỷ USD, chưa bằng một nửa hai năm trước. Đặc biệt, ngành sản xuất từng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong kế hoạch đầu tư ra nước ngoài lại giảm tới 53 dự án trong năm qua, vốn cũng sụt gần 30% từ gần 1,2 tỷ USD năm 2013 xuống gần 830 triệu USD năm 2014.

nhat-ban-JPG-1503-1425027442.jpg

Nguồn: Jetro

Chia sẻ với VnExpress, một chuyên gia trong ngành Kế hoạch & Đầu tư nhận định các dự án trong lĩnh vực sản xuất thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư lâu dài và phụ thuộc nhiều vào nhu cầu thị trường. Trong bối cảnh kinh tế Nhật Bản đang vấp phải những khó khăn cũng như nền kinh tế toàn cầu chưa sáng sủa hẳn, vị này cho rằng việc giảm đầu tư vào ngành sản xuất cũng là điều dễ hiểu. Ông Atsusuke Kawada - Trưởng đại diện văn phòng Jetro Hà Nội cũng đồng tình với quan điểm này khi cho rằng Nhật Bản sẽ thiếu vắng đi các dự án quy mô tỷ USD trong thời gian tới, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất do ảnh hưởng của điều kiện kinh doanh.

Ngay cả trong đầu tư gián tiếp, theo báo cáo của Stoxplus công bố trong tháng 2/2015, Nhật Bản vẫn đứng thứ 6 trong danh sách các quốc gia tiến hành các thương vụ mua bán - sáp nhập (M&A) ở Việt Nam, song lĩnh vực sản xuất hàng hóa và dịch vụ chỉ chiếm 10% tổng giá trị. "Các thương vụ lớn của Nhật Bản không xuất hiện trong năm nay. Sau một số thương vụ lớn trong năm ngoái, hiện các nhà đầu tư Nhật Bản chuyển hướng sang đầu tư dài hạn với quy mô vốn nhỏ hoặc trung bình nhưng tiềm năng lớn", báo cáo này cho biết.

Việc Nhật Bản giảm vốn vào ngành sản xuất cũng tác động phần nào lên các đối tác Việt Nam. Một công ty có trụ sở tại Hưng Yên chuyên sản xuất linh kiện nhựa cho hay năm nay tổng giá trị đơn hàng nhận được từ "xứ sở Mặt trời mọc" chỉ bằng một nửa so với năm ngoái do nhu cầu của phía nước ngoài giảm đi và ngày càng khắt khe hơn về giá cả. "Năm ngoái, nhà máy nhận được 4 khuôn thì năm nay chỉ còn 2 khuôn. Ra Tết, lượng công việc bị giảm xuống, một số công nhân có thể bị nghỉ việc tạm thời", lãnh đạo công ty cho hay.

Tuy vậy, khảo sát của các tổ chức nghiên cứu cũng cho thấy đang có một làn sóng đầu tư mới của Nhật Bản vào các lĩnh vực khác như xây dựng, bất động sản, vận tải hay đầu tư tài chính.

Recof - một công ty có trụ sở ở Tokyo chuyên tư vấn cho các thương vụ M&A đã tăng sự hiện diện tại Việt Nam khi làn sóng mua bán sáp nhập ngày càng sôi động trong những năm qua. Ông Masataka Yoshida - Giám đốc điều hành Recof chia sẻ rất nhiều công ty Nhật Bản quan tâm tới việc mở rộng hoạt động tại Việt Nam. "Hiện một nửa danh mục thông tin của Recof là các thương vụ của doanh nghiệp Việt Nam, bao gồm dịch vụ tài chính phi ngân hàng, vận tải, công nghệ, khách sạn, dịch vụ marketing và ngành hàng bán lẻ", ông nói.

aeon-9604-1425027443.jpg

Những dự án phát triển trung tâm mua sắm cỡ lớn đã đóng góp nhiều cho ngành xây dựng, bất động sản.

Báo cáo của Jetro phản ánh tỷ trọng các dự án đầu tư mới trong ngành xây dựng, bất động sản tăng từ 3% năm 2013 lên 6% năm 2014, trong khi về vốn, tỷ trọng đã lên tới 13%, so với 2% của một năm trước. Chẳng hạn, Tập đoàn Tokyu đã liên doanh với Tổng công ty Becamex IDC phát triển dự án thành phố vườn Tokyu Bình Dương, diện tích hơn 110 hécta, tổng vốn đầu tư khoảng 1,2 tỷ USD. Tập đoàn Daibiru cũng mua lại phần văn phòng tòa nhà Corner Stone với giá trị 60,1 triệu USD...

"Tận dụng lợi thế của thị trường hiện đang nghiêng về phía khách thuê, một số các công ty Nhật Bản lớn đã quyết định chuyển văn phòng để nâng hạng hoặc mở rộng diện tích thuê. Điều này minh chứng rằng các nhà đầu tư Nhật Bản đã nhận ra tiềm năng phát triển của địa ốc Việt Nam khi luật sở hữu đất đai sửa đổi mới được thông qua", Ông Humphrey Morgan - Trưởng bộ phận chăm sóc khách hàng Nhật Bản, Savills Hà Nội nêu ý kiến.

Cũng theo Stoxplus, trong danh mục các thương vụ M&A của Nhật Bản năm 2014, bất động sản chiếm tới 61%, bỏ xa các lĩnh vực khác như vật liệu xây dựng, sản xuất hàng hóa, dịch vụ... 

Ở mảng đầu tư tài chính, cuối năm ngoái, Daiwa PI Partners cùng với quỹ VOF quyết định đầu tư 45 triệu USD vào Công ty Sữa quốc tế. Đây được xem là thương vụ đầu tư gián tiếp nước ngoài lớn nhất vào một doanh nghiệp tư nhân Việt Nam trong năm 2014. Ở nhiều định chế tài chính như Ngân hàng Ngoại thương (Vietcombank), Ngân hàng Công thương (Vietinbank), tổ chức Nhật Bản cũng đang là nhà đầu tư chiến lược lớn.

Đặc biệt, bán lẻ Việt Nam cũng không thoát khỏi tầm ngắm của những ông chủ Nhật Bản, vốn nổi tiếng với cung cách phục vụ coi chất lượng là hàng đầu. Theo Recof, với quy mô dân số trẻ và thu nhập đang tăng dần, Việt Nam trở thanh thị trường hấp dẫn. Hãng bán lẻ lớn nhất Nhật Bản Aeon sau nhiều năm tìm hiểu thị trường đã đổ hơn 500 triệu USD cho hai trung tâm thương mại đã mở ở TP HCM, Bình Dương và một địa điểm sắp khai trương tại Long Biên (Hà Nội). Tập đoàn này cũng đang lên kế hoạch mở rộng thêm quy mô khi mua cổ phần của hai siêu thị nội là Fivimart và Citimart.

Tổng giám đốc Aeon Mall Việt Nam - Yukio Konishi đánh giá đây thị trường bán lẻ tiềm năng hàng đầu thế giới với 90 triệu người, diện tích tương đương nước Nhật và rất chú trọng so sánh chất lượng giữa các nhà cung cấp dịch vụ, do đó, đầu tư vào bán lẻ hôm nay sẽ đạt được thành công trong tương lai.

Thậm chí, hiện nay không chỉ có lãnh đạo doanh nghiệp Việt Nam thực hiện các chuyến công du để tìm kiếm các bản hợp đồng, mà chính lãnh đạo công ty Nhật Bản cũng "chăm chỉ" sang Việt Nam để tìm kiếm sự hợp tác. Công ty quảng cáo số hàng đầu Nhật Bản - D.A.Consortium (DAC) mới đây đã ký ghi nhớ với FPT Online về việc chuyển giao công nghệ và khả năng tìm hiểu đầu tư.

Chủ tịch DAC, Hirotake Yajima cho biết sau 3 năm phát triển kinh doanh tại các thị trường Đông Nam Á, hãng này đánh giá cao tiềm năng quảng cáo số tại một thị trường có 90 triệu dân, cũng như môi trường Internet, truyền thông phát triển nhanh tại Việt Nam nên đã quyết định hợp tác với FPT Online để bước sang một trang mới của quá trình phát triển.

"Người Nhật đã quá quen với môi trường kinh doanh và tập quán của Việt Nam, hai nước cũng đã có hơn 40 năm hợp tác. Do vậy, Nhật Bản vẫn là nhà đầu tư hàng đầu của Việt Nam trong thời gian tới. Khi lĩnh vực sản xuất gặp khó khăn, họ sẽ tìm kiếm các lĩnh vực có khả năng hồi sinh hay các thị trường tiềm năng phát triển", ông Nguyễn Văn Toàn - Phó chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhận định.

Phương Linh

, ,

Những doanh nhân tuổi Mùi trên thương trường Việt

Những doanh nhân tuổi Mùi trên thương trường Việt

Những doanh nhân tuổi Mùi trên thương trường Việt Với những tố chất kiên định và sẵn sàng đón nhận mọi áp lực, nhiều doanh nhân tuổi Mùi đã thu được thành công trên thương trường những năm qua.
  • Doanh nhân tuổi Ngọ nghĩ về năm Ngựa

2015 là năm Ất Mùi - biểu tượng con dê. Theo tử vi, người sinh năm Mùi thể hiện năng lượng dồi dào, cho phép họ chịu đựng áp lực lớn, nhưng vẫn duy trì sự ổn định. Người tuổi Mùi lao động hết sức chăm chỉ, không chỉ hoàn thành nhiệm vụ của mình mà còn đỡ bớt gánh nặng của những người khác. Đôi khi có cảm giác là người tuổi Mùi muốn làm việc không ngừng nghỉ. Họ sẵn sàng đón nhận mọi áp lực và có đủ nội lực để theo đuổi công việc cho tới tận khi không thể nhúc nhích được nữa.

Người tuổi Mùi không hề ầm ĩ và thích lui vào hậu trường. Sức mạnh của họ nằm ở khả năng biết lắng nghe, quan sát và giữ vững sự kiên định. Tố chất kiên định của người tuổi Mùi khiến họ trở nên đáng tin cậy. Trên thương trường Việt, cũng không ít doanh nhân nổi tiếng là người tuổi Mùi.

Bà Đặng Thanh Hằng (sinh năm 1967: Đinh Mùi) - Chủ tịch HĐQT Thanh Hằng Corporation

Dang-Thanh-Hang.jpg

Doanh nhân Đặng Thanh Hằng.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống ở Hà Nội, tuổi nhỏ, bà từng ước mơ trở thành kỹ sư cầu đường. Sau khi tốt nghiệp Đại học Giao thông vận tải, bà bất ngờ chuyển sang lĩnh vực kinh doanh. Khi ấy, bà Hằng 23 tuổi và có trong tay 6 chỉ vàng. Sau 25 năm làm việc, bà Hằng đang sở hữu khối tài sản khá lớn từ Viện chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp Mỹ Beauty Medi, gồm 2 cơ sở đặt tại Hà Nội và TP HCM với doanh thu trung bình trên 150 tỷ đồng; sở hữu thương hiệu ảnh viện Hong Kong từ năm 1996 với chuỗi 5 cửa hàng khắp Hà Nội, đón tiếp hàng nghìn khách, mỗi tháng.

Ngoài ra, bà Hằng còn là người sáng lập và sở hữu thương hiệu thời trang Thanh Hằng từ những năm 90 và thương hiệu áo cưới Thanh Hằng Jessica, tiếp nhận 300 cô dâu mỗi ngày. Với quan niệm "đẳng cấp quyết định sự tồn tại của thương hiệu", ngay từ khi khởi nghiệm, bà Hằng đã mạnh tay chi số tiền khá lớn để nhập khẩu những bộ váy cưới thời trang, hiện đại và phong cách nhất từ Mỹ và Hong Kong.

Nhìn nhận nền kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục khó khăn trong năm 2015, người đàn bà đẹp Thanh Hằng cho biết sẽ tiếp tục mở rộng quy mô hoạt động ra nước ngoài, với động thái đầu tiên là mở văn phòng đại diện tại Mỹ. "2015 là năm tuổi, công việc của tôi được dự báo sẽ vất vả khó khăn. Tuy nhiên, từ khi đặt chân vào thương trường, tôi đã xác định năm nào cũng là năm tuổi, đã là doanh nhân thì ở bất cứ điều kiện, hoàn cảnh nào cũng phải làm việc và cố gắng. Thậm chí, ngay cả lúc vinh quang nhất, người đứng đầu cũng phải nghĩ đến những kịch bản xấu nhất để chẩn bị và vượt qua", bà Hằng tâm sự.

Ông Lê Hữu Đức (1955: Ất Mùi) - Chủ tịch ngân hàng Quân Đội (MB)

Le-huu-duc-7271-1423901863.jpg

Thượng tướng Lê Hữu Đức. Nguồn: QĐND

Thượng tướng Lê Hữu Đức chính thức nhận chức Chủ tịch MB vào cuối tháng 4/2011, thời điểm ngân hàng chuẩn bị niêm yết trên sàn chứng khoán TP HCM. Theo dữ liệu cập nhật của Reuters, tại tháng 12/2014, ngân hàng có tổng tài sản hơn 203.000 tỷ đồng - lớn nhất trong khối ngân hàng không có cổ phần Nhà nước chi phối.

Năm 2015, MB đứng trước kế hoạch tăng vốn điều lệ từ 11.256 tỷ lên 15.500 tỷ đồng (tăng 38%) thông qua phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đối tác chiến lược và cổ đông nước ngoài.

Bên cạnh nhiệm vụ lãnh đạo một đơn vị kinh tế, ông còn giữ chức vụ quan trọng trong quân đội. Tốt nghiệp tiến sỹ tại Học viện Quốc phòng, Thượng tướng Lê Hữu Đức hiện là Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Đại biểu quốc hội và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Bà Nguyễn Thị Nga (1955: Ất Mùi) - Chủ tịch ngân hàng Đông Nam Á (Seabank)

nga-seabank-5133-1423901864.jpg

Bà Nguyễn Thị Nga hiện sở hữu nhiều tài sản trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản.

Là một trong những "nữ tướng" nổi danh trên thương trường Việt và lọt vào danh sách "Những nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á năm 2014" do Forbes công bố, song bà Nguyễn Thị Nga dường như rất kín tiếng trước truyền thông. Giới kinh doanh nhớ tới bà là một lãnh đạo nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng - bất động sản.

Trước khi giữ chức Chủ tịch Seabank - ngân hàng có tổng tài sản 3,7 tỷ USD, bà Nga từng đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) giai đoạn 2005 - 2007. Trong thời gian là cổ đông của Techcombank, vị này còn làm Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Thung lũng Vua - vận hành sân golf quốc tế Đảo Vua (Đồng Mô, Hà Nội). Đây cũng là nền tảng để bà xây dựng BRG - tập đoàn sở hữu cổ phần trong hàng loạt lĩnh vực tài chính, ngân hàng, sân golf và các khách sạn sang trọng.

Các đơn vị thành viên thuộc BRG gồm Seabank, sân golf quốc tế Đảo Vua - Kings' Island Golf Resort (Sơn Tây, Hà Nội), khu nghỉ dưỡng ven biển và sân golf quốc tế Đồ Sơn Seaside Golf Resort (Hải Phòng), Legend Hill Golf Resort (Sóc Sơn, Hà Nội), khu vui chơi giải trí thể thao và sân golf quốc tế Legend Hill (Legend Hill Golf Resort), khách sạn Hilton Hanoi Opera...

Ông Nguyễn Cảnh Sơn (1967: Đinh Mùi) - Chủ tịch Tập đoàn Cửa sổ nhựa châu Âu (Eurowindow)

nguyen-canh-son-6797-1423901864.jpg

Ông Nguyễn Cảnh Sơn khởi nghiệp từ việc buôn bán tại thị trường Đông Âu.

Ông chủ Tập đoàn Eurowindow là một trong những doanh nhân Việt Nam khởi nghiệp từ Đông Âu. Đến năm 1996, ông chính thức tham gia vào hoạt động kinh doanh trong nước với việc trở thành cổ đông của Ngân hàng Quốc tế (VIB) và sau này lập ra Eurowindow Holding để quản lý các dự án đầu tư tại Việt Nam, chủ yếu trong các lĩnh vực bất động sản, vật liệu xây dựng, tài chính...

Đối với các lĩnh vực tài chính , Eurowindow Holding đang góp vốn ở Techcombank, công ty chứng khoán EuroCapital. Trong lĩnh vực bất động sản, Eurowindow Holding trực tiếp quản lý sàn giao dịch bất động sản Eurowindow Holding, đầu tư vào các dự án lớn như Tổ hợp thương mại Melinh Plaza, Tổ hợp đa chức năng Eurowindow (Eurowindow Multi Complex) tại đường Trần Duy Hưng (Hà Nội)...

Ông Don Lam (1967: Đinh Mùi) - Tổng giám đốc Công ty Quản lý quỹ (VinaCapital)

Don-lam-3252-1423901864.jpg

Ông Don Lam sáng lập nên VinaCapital, quản lý quỹ ngoại lớn nhất Việt Nam.

Don Lam sinh ra tại Nha Trang, Khánh Hòa nhưng đã theo gia đình sang định cư tại Canada từ nhỏ. Năm 36 tuổi, ông cùng một số cộng sự sáng lập ra VinaCapital với quy mô 10 triệu USD. Hiện tại, VinaCapital là công ty quản lý quỹ lớn nhất tại Việt Nam với tổng tài sản quản lý khoảng 1,7 tỷ USD, trong đó có nhiều cổ phiếu bluechips cũng như bất động sản lớn...

Ông Kiều Hữu Dũng (1967: Đinh Mùi) - Chủ tịch Ngân hàng Sài Gòn thương tín (Sacombank)

kieu-huu-dung-3335-1423901864.jpg

Ông Kiều Hữu Dũng đã có 10 năm làm ở Ngân hàng Nhà nước trước khi tham gia thương trường.

Trước khi trở thành doanh nhân, ông Kiều Hữu Dũng từng là công chức khi có hơn 12 năm làm việc tại Vụ hợp tác quốc tế (Ngân hàng Nhà nước) và giữ tới hàm Vụ trưởng. Đến năm 2008, ông Dũng chuyển hướng, trở thành Chủ tịch Công ty Chứng khoán ACB, nhưng chỉ giữ chức vụ này trong một năm. Năm 2012, ông chuyển sang Công ty Chứng khoán Sacombank trong giai đoạn công ty này phải tái cơ cấu vì thua lỗ.

Vừa là Chủ tịch Chứng khoán Sacombank, ông Kiều Hữu Dũng cũng được bầu giữ chức Phó chủ tịch Ngân hàng Sacombank trong kỳ đại hội cổ đông năm 2012 - kỳ họp đánh dấu sự xáo trộn nhiều xáo trộn nhất của nhà băng này tới nay khi có sự tham gia của đại diện Ngân hàng Xuất nhập khẩu (Eximbank) và ông Trầm.

Đến tháng 4/2014, ông chính thức được bầu làm Chủ tịch Hội đồng quản trị Sacombank dù không nắm cổ phần nào.

Ông Võ Quốc Thắng (1967: Đinh Mùi) - Chủ tịch Ngân hàng Kiên Long (KienLongBank), Công ty Đồng Tâm

vo-quoc-thang-5338-1423901864.jpg

Ngoài công việc kinh doanh, ông Võ Quốc Thắng còn đam mê bóng đá.

Ông Võ Quốc Thắng sinh ra và lớn lên tại Long An trong một gia đình có truyền thống làm nghề gạch. Từ cơ sở sản xuất gia đình, đến năm 1993, ông đứng ra thành lập ông ty trách nhiệm hữu hạn sản xuất - xây dựng - thương mại Đồng Tâm, chuyên sản xuất các mặt hàng vật liệu xây dựng. Đến nay, công ty của ông đã trở thành một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực vật liệu xây dựng với tổng tài sản gần 2.700 tỷ đồng vào cuối năm 2013.

Được biết đến là vị doanh nhân sẵn sàng dấn thân, năm 2013, trong bối cảnh ngành tài chính rơi vào cơn khốn khó của nợ xâu, ông Thắng quyết định tham gia vào Hội đồng quản trị ngân hàng Kiên Long và giữ chức vụ Chủ tịch cho tới nay. Ngân hàng này cũng vừa công bố báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 với mức lợi nhuận trước thuế đạt hơn 250 tỷ đồng.

Ngoài sứ mệnh doanh nhân, vị Chủ tịch này còn đam mê trái bóng tròn khi đứng ra thành lập Câu lạc bộ bóng đá Đồng Tâm và làm Chủ tịch Công ty cổ phần Bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), do vậy, ông còn có biệt hiệu là bầu Thắng. Ông còn đảm nhiệm hàng loạt các chức vụ khác như Ủy viên Đoàn chủ tịch của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ Quốc, thành viên Hội các nhà doanh nghiệp trẻ Việt Nam...

Bà Trần Hải Anh (1967: Đinh Mùi) - Tổng giám đốc Ngân hàng Quốc Dân (NCB)

tranhaianh-5326-1423901865.jpg

Bà Trần Hải Anh cam kết năm 2015 sẽ đưa Ngân hàng Quốc dân vào top 20 ngân hàng Việt Nam.

Gia nhập Ngân hàng Quốc dân đúng thời điểm nhà băng này tự tái cơ cấu năm 2013, bà Trần Hải Anh ban đầu giữ chức Chánh văn phòng Hội đồng quản trị kiêm Trưởng văn phòng Hội sở Miền Bắc. Nhưng chỉ sau gần một năm thích nghi với môi trường mới, bà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc kể từ tháng 2/2014 và bầu bổ sung vào Hội đồng quản trị tháng 10 cùng năm. Trước đó, bà Hải Anh đã có chục năm công tác tại ngân hàng Phương Nam (Southernbank) với cương vị cao nhất là Phó chủ tịch Hội đồng quản trị.

"Đến năm 2015, NCB sẽ lọt vào top 20 các ngân hàng Việt Nam về quy mô tổng tài sản và phấn đầu lọt vào top 15 vào năm 2016", bà Hải Anh phát biểu trong ngày chậm chức.

Hiện vị nữ tướng này nắm hơn 12,5 triệu cổ phần NCB, tương đương tỷ lệ sở hữu 4,15%, cao nhất trong số các cổ đông nội bộ của ngân hàng.

Nguyễn Ngọc Mỹ (1991: Tân Mùi) - Phụ trách Alphanam Food

nguyen-ngoc-my-8601-1423901865.jpg

Nguyễn Ngọc Mỹ là một trong những doanh nhân 9x tiêu biểu.

Nguyễn Ngọc Mỹ là con gái ông chủ Tập đoàn Alphanam Nguyễn Tuấn Hải và cũng có sở hữu cá nhân 9,56 triệu cổ phiếu ALP (gần 5% vốn). Cô từng học tập 8 năm ở nước ngoài trước khi trở về Việt Nam vào năm 2013, thông thạo 4 ngoại ngữ Anh, Pháp, Trung và Hàn.

Sau khi Alphanam tái cơ cấu và tập trung vào mảng nông nghiệp, thực phẩm, Ngọc Mỹ cùng anh trai được giao phụ trách Alphanam Food cũng như tham gia vào các dự án bất động sản lớn của gia đình do đã có kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết kế. Ở tuổi 24 tuổi, vị nữ doanh nhân trẻ này còn ấp ủ một dự án kinh doanh của riêng về một hệ thống rạp chiếu phim tại các địa phương. Nguyễn Ngọc Mỹ vừa được Forbes bình chọn là một trong những gương mặt U30 tiêu biểu của Việt Nam.

Minh Châu

, ,

Dịch vụ đi chung taxi đường dài kín chỗ dịp Tết

Dịch vụ đi chung taxi đường dài kín chỗ dịp Tết

Dịch vụ đi chung taxi đường dài kín chỗ dịp Tết Để tránh cảnh tàu xe chật chội, chen lấn nhiều gia đình cùng quê hoặc cùng tuyến di chuyển đã chủ động thuê chung taxi. Dịch vụ này đặc biệt đắt khách trong dịp Tết, ở cả mô hình tự phát lẫn chuyên nghiệp.
  • Gần 60% doanh nghiệp xe khách Hà Nội không giảm giá vé / Taxi kiểu mới bùng nổ tại châu Á

Từ 3 năm nay, mỗi lần về quê Thanh Hóa ăn Tết, chị Lân (Tây Mỗ, Nam Từ Liêm) không còn lo dậy sớm, đợi cả tiếng ở bến xe khách để giữ ghế ngồi. Từ khi có chút thu nhập, lại quen biết một tài xế taxi gần nhà, năm nào chị và một gia đình người bạn ở gần cũng thuê để cùng về.

Theo chị Lân, giá cho chặng đường hơn 150 km nếu tính theo công tơ ôtô giá khoảng 1,8-1,9 triệu đồng, tính ra mỗi nhà hết gần 1 triệu chi phí. "Nếu so với giá vé xe khách thì cao gấp 2-3 lần nhưng thà như thế còn hơn ngồi xe tuyến, vừa chật như nêm vừa khó chịu về cách ứng xử với khách của nhiều nhà xe", chị Lân cho biết.

Veque-4-copy-5185-1423387464.jpg

Do tiết kiệm đến 40% chi phí nên dịch vụ đi chung xe về quê đang hút khách dịp Tết năm nay.

Để chuẩn bị cho giai đoạn đông khách dịp Tết, mấy ngày trước, anh Minh - tài xe cho một hãng taxi khu vực Mỹ Đình đã cho xe bảo dưỡng sớm. Tài xế này cho biết gần như anh không chạy quanh khu vực Hà Nội những ngày cận Tết, mà chủ yếu đi đường dài về các tỉnh như Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An...".

Từ giữa tháng Chạp, khách quen đã hẹn lịch xe đặt chỗ. Đến nay, ngoài mùng 1 Tết, bắt đầu từ mùng 2 đến mùng 5 tháng Giêng đã kín lịch đưa đón", anh cho biết. Tài xế này cũng cho hay, do dòng xe nhỏ, mỗi chuyến xe Tết của anh thường chỉ gồm hai gia đình có 4 người lớn và 2 trẻ nhỏ. Họ là những người bạn cùng quê, gần nhà hoặc cùng chặng đường liên tỉnh, muốn thu xếp đi cùng nhau để tiết kiệm tiền.

"Trước đây mình thường dùng công tơ mét để tính tiền, nhưng năm nào những khách cũ cũng liên hệ đặt xe thành ra quen biết nên hiện nay giá được thỏa thuận cho mỗi chặng", anh nói. Theo đó trung bình mỗi chặng trên 150 km đường anh lấy giá từ 1,5-2 triệu đồng. 

Một số tài xế taxi cũng cho biết, dịp Tết việc ghép xe chạy tuyến đường dài là thường xuyên. " Hiện mình cũng đã nhận lịch của 3 chuyến cuối tuần này chạy về Ninh Bình, Nghệ An và Hà Tĩnh", anh Trung cho hay.

Theo anh này việc đi chung xe chủ yếu là do đề xuất từ khách hàng, nhưng hầu hết lái xe hãng nào cũng muốn tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng có chuyến đi an toàn. "Miễn sao số người đi cùng mà không quá số ghế còn chi phí tính theo đồng hồ hoặc thỏa thuận làm sao để hài hòa cho tât cả là chúng tôi đồng ý chạy thôi", tài xế này nói.

Nắm bắt được nhu cầu của đa số người dân các tỉnh sống tại Hà Nội dịp cuối năm, từ vài năm nay mô hình "Đi chung taxi về quê" đã được Công ty Cổ phần Đi chung tổ chức. Theo đó, ngoài việc kết nối với nhiều cá nhân có xe riêng thường xuyên di chuyển quãng đường xa trên website của công ty, đơn vị đã hợp tác với các hãng vận tải và hãng taxi lớn ở các tỉnh để khách hàng có nhiều lựa chọn ghép xe phù hợp với điểm đến.

Chia sẻ với VnExpress ông Nguyễn Thành Nam, Giám đốc công ty cho hay, khách hàng có nhu cầu đi chung xe chỉ cần đăng ký trên web hoặc liên lạc qua tổng đài, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ ghi nhận thông tin và tìm người có cùng chặng đường và thời gian để ghép, mức giá sẽ được giảm đến 40%.

Về nhu cầu ghép xe về quê, lãnh đạo doanh nghiệp cho biết thời điểm này đã có hơn 300 đơn đặt chỗ về các địa phương. Phải đến tuần cuối cùng của đợt nghỉ tết nhu cầu đặt chỗ mới cao hơn. "Năm ngoái công ty đã phục vụ hơn 1.000 chuyến đi ghép, năm nay chúng tôi hy vọng mức tăng trưởng sẽ cao hơn", đại diện mô hình cho biết.

Hiện một số tuyến từ Hà Nội về Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa với mức giá từ 400.000-700.000 đồng đang nhận được nhiều người đặt chỗ nhất. Theo lãnh đạo công ty, mức giá sẽ dành cho một gia đình gồm 2 người lớn và 1 trẻ nhỏ. Để đảm bảo tính thoải mái và an toàn khi đi taxi số lượng hành khách ghép không vượt quá số ghế trên xe. 

Ngoài đi taxi chung về quê, hiện doanh nghiệp cũng triển khai một số đi ghép cho các tuyến đường dài khác như đi chung taxi du lịch, đi chung sân bay và ngược lại. Với chặng sân bay chi phí thông thường cho một khách hàng từ 230.000- 250.000 đồng. Nếu khách hàng muốn đi ghép taxi, mức giá chung là 150.000 đồng, cố định kể cả khi hãng taxi không tìm được người ghép.Với tỷ lệ ghép thành công cao, doanh thu của các hãng taxi đạt cao hơn mức thông thường nên theo ông Nam các hãng vận tải luôn sẵn sàng giảm giá kể cả khi không ghép được khách.

Thành Tâm

, ,

CEO Toyota Việt Nam làm Chủ tịch VAMA

CEO Toyota Việt Nam làm Chủ tịch VAMA

CEO Toyota Việt Nam làm Chủ tịch VAMA Tổng giám đốc của Toyota Việt Nam sẽ thay thế Tổng giám đốc Ford Việt Nam đảm nhiệm vai trò lãnh đạo VAMA từ 30/1.

Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA) vừa công bố ông Yoshihisa Maruta, Tổng giám đốc Công ty Toyota Việt Nam (TMV) làm Chủ tịch VAMA cho nhiệm kỳ 2015 - 2017.

Theo thông báo về cơ cấu tổ chức quản lý mới, ông Maruta chính thức thay thế ông Jesus Metelo N. Arias Jr, Tổng giám đốc Công ty TNHH Ford Việt Nam (FVL) đảm nhiệm vai trò mới. Ông Arias xuống vị trí Phó chủ tịch thứ hai của hiệp hội này.

Đại diện cho công ty 100% vốn trong nước là ôtô Trường Hải (THACO) - ông Bùi Kim Kha, đảm nhiệm chức vụ Phó chủ tịch thứ nhất của VAMA.

Theo báo cáo tổng kết của VAMA, năm 2014 toàn thị trường tiêu thụ được 157.810 xe, tăng 43% so với năm 2013. Trong đó, riêng các thành viên thuộc VAMA tiêu thụ 133.588 xe, tăng 38% so với năm 2013.

Bùi Kim


dịch vụ định cư du học mỹ

, ,

Tập đoàn của Bầu Hiển muốn mua Cảng Quảng Ninh

Tập đoàn của Bầu Hiển muốn mua Cảng Quảng Ninh

Tập đoàn của Bầu Hiển muốn mua Cảng Quảng Ninh Tập đoàn T&T của ông Đỗ Quang Hiển là cái tên đầu tiên bày tỏ tham vọng muốn thay thế Nhà nước nắm giữ toàn bộ cổ phần tại cảng lớn thứ hai miền Bắc.
  • Cảng Quảng Ninh chỉ bán được 7,5% cổ phần ngày IPO / Vinalines được bán Cảng Hải Phòng cho nhà đầu tư ngoại

Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) vừa chính thức báo cáo Bộ Giao thông vận tải phương án chuyển nhượng cổ phần thuộc sở hữu của Vinalines tại Công ty cổ phần cảng Quảng Ninh.

Động thái này diễn ra chỉ một tháng sau khi Chính phủ đồng ý với đề nghị của Bộ Giao thông vận tải về việc bán phần vốn hiện có của Nhà nước tại đây cho nhà đầu tư nội.

Theo đề án mới này, Vinalines đề xuất thoái toàn bộ hơn 49 triệu cổ phần, tương đương trên 98% vốn điều lệ mà Nhà nước đang nắm giữ tại đây. Đây là động thái được cho là táo bạo bởi theo phê duyệt trước đó của Chính phủ, Cảng Quảng Ninh cùng 3 cảng khác là Sài Gòn, Hải Phòng, Đà Nẵng là những cảng mà Nhà nước vẫn giữ 51% vốn điều lệ trở lên sau cổ phần hóa.

Tại tờ trình, Vinalines kiến nghị hai kịch bản thoái vốn: Một là đấu giá công khai tại Sở Giao dịch chứng khoán; hai là bán thỏa thuận trực tiếp trong trường hợp chỉ có một nhà đầu tư đăng ký mua hoặc trường hợp được Thủ tướng cho phép bán thỏa thuận trực tiếp.

Dù với kịch bản nào đi nữa, nếu thoái toàn bộ vốn thì Vinalines dự kiến thu về ít nhất trên 490 tỷ đồng, một nguồn lực đáng kể bổ sung cho công cuộc tái cơ cấu tài chính đang khá chật vật.

cqn-1-5741-1423011585.jpg

Năm 2014, Cảng Quảng Ninh đã vượt các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra hồi đầu năm. Ảnh: N.M.

Nếu như với Cảng Hải Phòng, Vinalines cho rằng sẽ khó đấu giá thành công nên đề xuất bán theo phương thức thỏa thuận trực tiếp cho nhà đầu tư nước ngoài đến từ Oman thì tại Cảng Quảng Ninh, Tổng công ty nhận định việc đấu giá sẽ khả thi do việc thoái toàn bộ vốn sẽ hấp dẫn các đối tác.

"Tuy nhiên, đến thời điểm này, mới chỉ có duy nhất nhà đầu tư trong nước báo cáo cơ quan quản lý về việc tiếp quản toàn bộ phần vốn mà công ty mẹ đang đại diện", nguồn tin của VnExpress từ doanh nghiệp này xác nhận.

Theo đó, nhà đầu tư nội sẵn sàng mua lại hơn 49 triệu cổ phần Nhà nước đang nắm giữ là Công ty cổ phần Tập đoàn T&T của Chủ tịch Đỗ Quang Hiển, thường được biết đến với tên gọi Bầu Hiển.

T&T đã bày tỏ quan tâm đặc biệt đến Cảng Quảng Ninh từ gần một năm qua khi đã nhiều lần làm việc với doanh nghiệp cũng như trực tiếp tìm hiểu hoạt động kinh doanh của cảng biển lớn thứ hai tại miền Bắc.

Hơn 5 tháng trước, Bầu Hiển đã có văn bản gửi đến Bộ Giao thông vận tải chính thức đề nghị được nhận chuyển nhượng 100% cổ phần Nhà nước tại Cảng Quảng Ninh.

Quyết tâm này được tái khẳng định hồi tháng trước khi ông chủ T&T và Ngân hàng SHB muốn thay thế Nhà nước làm cổ đông chi phối tại đây dưới hình thức chỉ định, đồng thời cam kết phát triển kinh doanh cảng theo đúng định hướng của cơ quan quản lý.

Việc đang là đối tác duy nhất đến thời điểm này giúp T&T được cho là có nhiều lợi thế để trở thành cổ đông chi phối Cảng Quảng Ninh. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, một khi phương án thoái toàn bộ vốn, trong đó có hình thức đấu giá công khai được thông qua thì khả năng công ty của Bầu Hiển có thêm đối thủ là điều rất dễ xảy ra.

"Chủ trương Nhà nước rút toàn bộ vốn tại một cảng lớn và có tiềm năng phát triển như Quảng Ninh rõ ràng quá hấp dẫn, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang phục hồi. Thêm vào đó, số vốn trên dưới 500 tỷ đồng để thay thế vai trò cổ đông chi phối cũng không phải là bài toán tài chính quá lớn với các tập đoàn trong nước", một chuyên gia bình luận.

Trong phương án cổ phần hóa Cảng Quảng Ninh được Bộ chủ quản phê duyệt hồi đầu năm 2014, Nhà nước sẽ nắm giữ 75% vốn điều lệ. Số cổ phần bán ra ngoài và ưu đãi cho cán bộ nhân viên là 25%. Dù vậy, sau đợt IPO tháng 5 năm ngoái, tỷ lệ cổ phần bán công khai ế nặng và rút cuộc Nhà nước vẫn đang nắm hơn 98% cổ phần.

Dù IPO thất bại, song năm qua hoạt động kinh doanh của Cảng Quảng Ninh vẫn rất khả quan khi tổng sản lượng hàng hóa thông qua đạt khoảng 6,5 triệu tấn, đem về doanh thu 316 tỷ đồng và lợi nhuận 12 tỷ đồng.

Chí Hiếu

, ,

Ocean Group được gỡ phong tỏa tài khoản tại Ocean Bank

Ocean Group được gỡ phong tỏa tài khoản tại Ocean Bank

Ocean Group được gỡ phong tỏa tài khoản tại Ocean Bank Tập đoàn Đại Dương được mở phong tỏa tài khoản trong bối cảnh nguyên Tổng giám đốc Ocean Bank vừa bị khởi tố về tội cố ý làm trái, gây hậu quả nghiêm trọng.
  • Nguyên tổng giám đốc OceanBank bị bắt

Theo tin từ Công ty Cổ phần Tập đoàn Đại Dương (Ocean Group - Mã CK: OGC), doanh nghiệp vừa nhận được văn bản của Ngân hàng Đại Dương về việc được mở phong tỏa tài khoản từ ngày 19/1. Trước đó hai tuần, Ocean Bank đã có văn bản gửi tới Ocean Group thông báo các tài khoản sẽ bị phong tỏa theo yêu cầu của Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an).

Báo cáo hợp nhất quý III/2014 cho biết, tại ngày 30/9/2014, tập đoàn có khoản tiền gửi hơn 407 tỷ đồng tại Ocean Bank, trên tổng cộng 550 tỷ đồng tiền và các khoản tương đương tiền. Ocean Group cũng vay ngân hàng này gần 655 tỷ đồng, chiếm 22% tổng các khoản vay nợ ngắn và dài hạn. Hiện Ocean Group nắm 20% vốn tại OceanBank.

Công ty Cổ phần Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (Mã CK: OCH) - một đơn vị có liên quan tới Ocean Group cũng được mở phong tỏa tài khoản tại Ocean Bank từ ngày 23/1.

Việc Ocean Group được dỡ phong tỏa tài khoản diễn ra trong bối cảnh Bộ Công an thông báo bà Nguyễn Minh Thu, nguyên chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc Ocean Bank bị khởi tố, tạm giam 4 tháng vì tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Ba tháng trước, ngày 24/10/2014, cựu chủ tịch Ocean Bank Hà Văn Thắm cũng bị bắt với cáo buộc vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

Chốt phiên giao dịch ngày 28/1, cổ phiếu OGC ở mức 6.100 đồng, giảm 1,6% so với phiên trước, trong khi Vn-Index tăng 0,77%, lên 583,8 điểm. Cổ phiếu OCH vẫn giữ giá tham chiếu 24.700 đồng.

Phương Linh


dịch vụ định cư du học mỹ

, ,

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2016

Nhà đầu tư hạ tầng giao thông kêu khó

Nhà đầu tư hạ tầng giao thông kêu khó

Nhà đầu tư hạ tầng giao thông kêu khó "Dự án BOT có giá trị đầu tư lớn, thời gian thu phí hoàn vốn trên 20 năm, song ngân hàng chỉ chấp thuận các dự án có thời gian thu phí dưới 15 năm", ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tasco bày tỏ.
  • Bộ Giao thông dự kiến giải ngân dự án hạ tầng đạt 100.000 tỷ đồng

Tại hội thảo tìm giải pháp thúc đẩy vốn đầu tư vào hạ tầng giao thông, ông Phạm Quang Dũng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tasco cho rằng, khó khăn của nhà đầu tư là khi triển khai các dự án BOT có thời hạn thu phí trên 20 năm, song ngân hàng chỉ cho vay dự án có thời gian thu phí dưới 15 năm. Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách với các ngân hàng thương mại để hỗ trợ nhà đầu tư.

Ngoài ra, với một số dự án triển khai trong 7-10 năm đầu thì mức thu phí không đủ để trả lãi vay, khấu hao... Trong khi đó, ngân hàng lại yêu cầu nhà đầu tư phải chứng minh chủ sở hữu nguồn vốn từ 30-50 % vốn, trong khi quy định chỉ yêu cầu chứng minh 10-15% vốn. Ngoài ra, thời gian đầu, doanh nghiệp chưa thể trả cổ tức cho các cổ đông nên càng khó huy động vốn.

"Đề nghị ngân hàng cho vay vốn trên 20 năm, hoặc Bộ Giao thông Vận tải điều chỉnh thời gian thu phí để giảm khó khăn lúc đầu cho nhà đầu tư", ông Phạm Quang Dũng kiến nghị.

duong-5400-1418408799.jpg

Mức độ phát triển hạ tầng của Việt Nam đứng thứ 74/138 nước trên thế giới. Ảnh minh họa: Đoàn Loan

"Nhà đầu tư dễ gặp rủi ro khi đầu tư theo hình thức BOT", ông Phạm Dũng, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty công trình giao thông 1 (Cienco1), nói. Ông đơn cử đường tránh Thanh Hoá, việc đặt trạm thu phí BOT tại cầu Tào Xuyên đã được địa phương đồng ý. Tuy nhiên sau đó, các doanh nghiệp vận tải và người dân lại phản đối không đi vào đường BOT, nên lưu lượng phương tiện giảm sút so với dự báo.

Ông Dũng cũng bày tỏ lo ngại khi các dự án mới khiến số tiền thu phí trên đường đã xây dựng bị sụt giảm, như cầu Việt Trì đầu tư theo hình thức BOT, song sắp tới lại có một cây cầu nữa được xây dựng gần đó, nghĩa là phương tiện đi cầu Việt Trì sẽ giảm sút.

"Khi thực hiện dự án, chúng tôi dựa trên các tính toán có tính đến khả năng thu phí trong 20 - 25 năm. Nhưng chưa hết hợp đồng thì Nhà nước lại đồng ý cho xây đường mới khiến lưu lượng trên đường cũ sụt giảm", ông Dũng nói.

Ông Hồ Minh Hoàng, Tổng giám đốc Công ty CP Đèo Cả, cho biết, doanh nghiệp rất lúng túng khi vay vốn ngân hàng, phải mất 3 năm chuẩn bị mới vay vốn cho dự án Đèo Cả. Do vậy, cần có sự tham gia của Bộ Giao thông và Bộ Tài chính hỗ trợ doanh nghiệp làm việc với các tổ chức tín dụng. Ngoài ra, Bộ Giao thông cần công bố bảng xếp hạng doanh nghiệp đầu tư để làm nền tảng tham gia đấu thầu và chỉ định dự án.

Góp ý cho cơ quan quản lý Nhà nước, bà Nguyễn Mai Bảo Trân, Phó tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư hạ tầng kỹ thuật TP. HCM, cho rằng, Thông tư 166 quy định khi xem xét vốn góp chủ đầu tư, phải xem xét vốn điều lệ, trừ các phần góp đã cam kết. Đây là rào cản bởi vốn đầu tư doanh nghiệp không chỉ vốn điều lệ, mà còn là vốn trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu doanh nghiệp. Trong khi theo Thông tư 166 thì trái phiếu chuyển đổi không được coi là vốn chủ sở hữu. Ngoài ra, giá vé thu phí BOT không được tăng theo lộ trình nên ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của dự án, dẫn đến nợ xấu.

Về phía ngân hàng, Bà Bùi Như Ý, Phó tổng giám đốc VietinBank cho rằng, khó khăn với dự án PPP (hợp tác công tư) là tổng mức đầu tư các dự án này rất lớn, thời gian thu phí hoàn vốn kéo dài 15-20 năm, trong khi nhiều chủ đầu tư lẫn nhà thầu  hạn chế về tài chính, khả năng quản lý, điều hành, thiếu máy móc thiết bị... nên nhiều hạng mục không đảm bảo tiến độ, thất thu từ thu phí cũng ảnh hưởng nguồn trả nợ.

"Nguồn vốn huy động ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong khi các dự án có thời gian hoàn vốn dài. Hình thức PPP cần khai thác đa dạng các nguồn vốn, từ người dân, ngân sách, tranh thủ ODA", bà Bùi Như Ý nói.

Tại hội thảo, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng bày tỏ ghi nhận các ý kiến của doanh nghiệp để có các cơ chế chính sách phù hợp. Theo Bộ trưởng, năm 2014, mức độ phát triển hạ tầng của Việt Nam đứng thứ 74/138 nước trên thế giới, tăng 16 bậc so 2012. Mặc dù vậy, phát triển hạ tầng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, cần đẩy mạnh hợn nữa để thúc đẩy kinh tế phát triển.

Bộ trưởng Thăng cho biết, Bộ Giao thông Vận tải đang triển khai xã hội hóa từng lĩnh vực vận tải để thu hút đầu tư hạ tầng phát triển nhanh hơn nữa, giảm chi phí vận tải. Bởi hiện nay chi phí logistic tại Việt Nam rất cao, trong đó chi phí vận tải gấp 3 lần thế giới nên không thể nâng cao cạnh tranh quốc gia.

Thừa nhận việc thực hiện các dự án PPP vẫn còn một số khó khăn, Bộ trưởng Giao thông cho rằng, các dự án phải đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, nhà đầu tư, người dân. Người dân bỏ phí đi trên đường thì không thể đi đường bị hằn lún. Do vậy, các dự án phải đảm bảo công khai minh bạch để người dân giám sát.

Ngoài ra, khi triển khai dự án vượt tiến độ thì chủ đầu tư được thu phí ngay, song nếu chậm tiến độ thì trừ vào thời gian hoạt động. Đó là nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.

PPP là dự án hợp tác giữa Nhà nước và doanh nghiệp, tư nhân trong xây dựng các dự án kết cấu hạ tầng, bao gồm các hình thức đầu tư như BOT, BT... Theo ông Nguyễn Danh Huy - Vụ trưởng, Trưởng ban Quản lý các dự án đối tác công tư (Bộ Giao thông Vận tải), năm 2014, ngành giao thông đã huy động được gần 43.000 tỷ đồng vốn tư nhân tham gia đầu tư vào các dự án giao thông. Thời gian thu hút vốn nhiều nhất và tăng đột biến trong khoảng thời gian từ 2012 - 2014.

Đoàn Loan

, ,

Đại gia sữa Anka Milk thâm nhập thị trường Việt

Đại gia sữa Anka Milk thâm nhập thị trường Việt

Đại gia sữa Anka Milk thâm nhập thị trường Việt Tập đoàn toàn cầu Kerry vừa công bố hợp tác toàn diện độc quyền cùng Tập đoàn Nova Group phát triển và cung cấp sản phẩm sữa bột công thức dinh dưỡng cao cấp cho trẻ em Việt Nam.

Theo đó hai bên sẽ đầu tư trên 50 triệu USD để hợp tác xây dựng chuỗi quản lý trang trại bò hiện đại tiêu chuẩn Anka tại Ireland, nơi có lợi thế cạnh tranh về chất lượng sữa do điều kiện tự nhiên về thổ nhưỡng và khí hậu, xây dựng hệ thống phân phối sản phẩm. Nova sẽ cùng Kerry xây dựng quy trình và hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm từ khâu nguyên liệu, sản xuất đến thành phẩm cuối cùng.  

anhsoonline

Đại diện hai tập đoàn ký kết hợp tác.

Nhờ vậy sản phẩm Anka Milk sẽ đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế như FDA và Codex, sản xuất theo quy trình kiểm soát tiêu chuẩn của châu Âu. Ngoài ra sản phẩm được nghiên cứu và thiết kế phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam. Các chuyên gia dinh dưỡng của Kerry đã dựa trên thông tin về dinh dưỡng trẻ em của Viện Dinh dưỡng Việt Nam để tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế và phù hợp về thể trạng của trẻ em Việt Nam. Tất cả nguyên liệu đều là nguồn sữa tự nhiên, được sản xuất toàn bộ ở châu Âu và chuyển thành phẩm về Việt Nam. 

Đại diện Nova Group cho biết dự kiến vào cuối tháng 3 , đầu tháng 4/2015, sữa Anka Milk sản xuất tại Ireland sẽ ra mắt người dùng Việt với mức giá thấp hơn 20% các sản phẩm cùng chất lượng trên thị trường.

"Dòng sữa này sẽ được chúng tôi tập trung phân phối trong mảng thương mại điện tử nhằm giảm chi phí. Bên cạnh đó các kênh phân phối truyền thống và siêu thị vẫn được chú trọng nhằm giúp khách hàng tiếp cận sản phẩm một cách dễ dàng và nhanh chóng", đại diện Nova Group chia sẻ. 

anhsoonline

Ông Nguyễn Hiếu Liêm - Phó chủ tịch Nova Group phát biểu tại lễ ký kết hợp tác. 

Kerry là tập đoàn toàn cầu chuyên cung cấp các sản phẩm dinh dưỡng, nguyên liệu và hương liệu cho các ngành thực phẩm dinh dưỡng, nước giải khát và dược phẩm, trụ sở chính đặt tại Tralee, Ireland. Doanh thu tập đoàn khoảng 5,8 tỷ euro với 24.000 nhân viên khắp thế giới, cung cấp hơn 15.000 sản phẩm cho khách hàng tại hơn 140 quốc gia cùng hệ thống nhà máy sản xuất, bán hàng và các trung tâm công nghệ trên toàn cầu.

Được hình thành và phát triển từ năm 1992 với tiền thân là Công ty TNHH Thương mại Thành Nhơn, đến nay tập đoàn Nova Group đã phát triển thành một tập đoàn kinh tế gồm có Anova Corp tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp và Novaland chuyên về lĩnh vực bất động sản với tổng vốn điều lệ 2.300 tỷ đồng và tổng tài sản đạt trên 10.000 tỷ đồng.

Minh Trí

, ,

Ký kết hỗ trợ 35 triệu USD cho VSIP Quảng Ngãi

Ký kết hỗ trợ 35 triệu USD cho VSIP Quảng Ngãi

Ký kết hỗ trợ 35 triệu USD cho VSIP Quảng Ngãi BIDV dành 35 triệu USD hỗ trợ Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP Quảng Ngãi) đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật; ban hành gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất đặc biệt ưu đãi cho những dự án đầu tư vào đây. 
  • Hơn 200 triệu USD đầu tư vào VSIP Quảng Ngãi / Singapore xây khu công nghiệp thứ 5 tại Việt Nam
9-12-Anh-1-Khu-Vsip-7165-1418085505.jpg

Lãnh đạo BIDV ký kết hỗ trợ tín dụng ưu đãi cho Khu công nghiệp VSIP Quảng Ngãi tối 8/12.Ảnh:Trí Tín.

Ngày 8/12, Ngân hàng thương mại CP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore đã ký kết hợp đồng tín dụng tài trợ đầu tư dự án KCN đô thị dịch vụ VSIP Quảng Ngãi. 

Theo đó, BIDV sẽ chi 35 triệu USD đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật; ban hành gói tín dụng 2.000 tỷ đồng với lãi suất vay ưu đãi đến 15 năm cho các doanh nghiệp đầu tư dự án tại VSIP Quảng Ngãi. Ngân hàng này cam kết hỗ trợ, cung ứng nguồn vốn kịp thời để nhà đầu tư hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo cung ứng vốn cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khu công nghiệp này.  

VSIP Quảng Ngãi là khu công nghiệp Việt Nam - Singapore thứ 5 được xây dựng tại Việt Nam (sau Bình Dương, Bắc Ninh và Hải Phòng). Đây là dự án VSIP đầu tiên tại miền Trung có quy mô lớn, phát triển toàn diện về công nghiệp, đô thị và dịch vụ tại xã Tịnh Phong và Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh với diện tích hơn 1.700 ha.

Đến nay dự án đã hoàn thành 300 ha cơ sở hạ tầng giai đoạn một và đã thu hút được 10 nhà đầu tư thuộc các lĩnh vực thực phẩm, may mặc, da giày... với tổng vốn hơn 220 triệu USD. Hiện có 3 nhà máy giày da, may mặc xuất khẩu và thực phẩm đã hoàn thành, dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng này.

Khu VSIP Quảng Ngãi đặt mục tiêu năm 2015 tạo việc làm cho khoảng 20.000 lao động ở khu vực miền Trung.

 Trí Tín

, ,

Bộ Tài chính băn khoăn khoản thưởng 90 tỷ đồng cho nhà thầu vượt tiến độ

Bộ Tài chính băn khoăn khoản thưởng 90 tỷ đồng cho nhà thầu vượt tiến độ

Bộ Tài chính băn khoăn khoản thưởng 90 tỷ đồng cho nhà thầu vượt tiến độ Dù đồng ý báo cáo Thủ tướng quyết định việc chi thưởng theo đề xuất của Bộ Giao thông song Bộ Tài chính vẫn lo ngại việc làm này sai luật.
  • Bộ GTVT đồng ý thưởng 180 tỷ cho nhà thầu xây cầu cạn  / Tiền thưởng 180 tỷ cho cầu cạn lún trích từ quỹ dự án

Bộ Tài chính vừa có văn bản đề nghị Thủ tướng chỉ đạo về nguồn chi và mức chi thưởng cho các nhà thầu thi công hoàn thành vượt thời hạn hợp đồng tại dự án xây dựng đường vành đai 3 Hà Nội (giai đoạn II). Động thái này của cơ quan quản lý ngân sách đã chấm dứt hơn một năm tranh luận, kể từ khi Bộ Giao thông có đề nghị thưởng với các nhà thầu.

caucannhintutrencao6-144482-13-2469-5419

Ba nhà thầu dự án đường vành đai 3 trên cao được thưởng vì vượt tiến độ.  Ảnh: Bá Đô 

Cụ thể, Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị thưởng cho Công ty Xây dựng Sumitomo Mitsui - nhà thầu thi công gói số 2 hơn 51 tỷ đồng do thành tích vượt tiến độ 454 ngày. Liên danh Samwhan–Cienco4 - là nhà thầu thi công gói thầu số 1 cũng được đề xuất thưởng số tiền gần 39 tỷ đồng vì đã vượt tiến độ 263 ngày.

Theo cơ quan này, việc phê duyệt, thanh toán tiền thưởng cho nhà thầu là thực hiện theo hợp đồng đã ký, phù hợp với quy định hiện hành, không nằm trong các khoản không được thanh toán quy định trong Hiệp định vay và được nhà tài trợ vốn chấp thuận. 

Bộ Giao thông cũng nhìn nhận, thực tế việc thưởng là để bù đắp một phần chi phí nhà thầu bỏ ra nhằm thúc đẩy tiến độ thi công nên bản chất cũng là chi phí xây lắp bổ sung. Do đó, cơ quan này đề nghị Bộ Tài chính thanh toán số tiền thưởng nêu trên cho các nhà thầu, từ nguồn vốn vay của Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA)

Tại văn bản trình Thủ tướng, Bộ Tài chính cho rằng việc nhà thầu thi công vượt tiến độ là tích cực, đáng động viên. Song theo quy định của Luật Quản lý nợ công và Luật Ngân sách nhà nước, tiền vay chỉ dùng để chi đầu tư. "Trong khi đó, khoản tiền thưởng do vượt tiến độ của các công trình xây dựng có được coi là chi cho đầu tư hay không thì chưa được quy định rõ".

Đại diện cơ quan này cũng cho rằng, nếu quyết định thưởng vượt tiến độ như trên cũng là một trong số không ít những trường hợp các dự án do Bộ Giao thông vận tải quản lý ký lệnh thay đổi khi chưa xác định trước nguồn vốn thanh toán, trị giá, lập dự toán để cân đối kinh phí tại từng cấp ngân sách. "Việc này chưa đúng với Chỉ thị của Thủ tướng về tăng cường quản lý đầu tư và xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách Nhà nước, trái phiếu Chính phủ", cơ quan này lo ngại.

Dù tỏ rõ quan ngại như vậy, song trong phần kiến nghị, Bộ Tài chính vẫn đề xuất xem xét đây như là "trường hợp cá biệt" cũng như để tránh khiếu kiện về sau do chủ đầu tư và nhà thầu đã ký kết thỏa thuận về trả tiền thưởng.  Về nguồn chi trả, Bộ Tài chính đồng ý với đề nghị của ngành giao thông, kiến nghị Thủ tướng cho phép thanh toán từ nguồn của Hiệp định vay với JICA.

Chí Hiếu

, ,

Ngày Mua sắm trực tuyến 2014 - cú hích cho thương mại điện tử

Ngày Mua sắm trực tuyến 2014 - cú hích cho thương mại điện tử

Ngày Mua sắm trực tuyến 2014 - cú hích cho thương mại điện tử Theo kết quả khảo sát của nhà phân tích tiêu dùng Consumer Insights&Analytics, yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn một nhà bán lẻ là chiết khấu và khuyến mại.
  • 7 ông lớn thương mại điện tử của thế giới / Điểm yếu của thương mại điện tử Việt Nam

Khảo sát cho thấy các chiêu khuyến mãi, giảm giá của nhãn hàng chiếm 35% quyết định mua của khách, cao hơn cả chất lượng hàng hoá (14%), dịch vụ hỗ trợ khách hàng (5%), địa điểm thuận tiện (5%) và giao nhận miễn phí (5%).

Một khảo sát khác của Innotrac với 230 nhà bán hàng lớn nhất trong Ngày Mua sắm trực tuyến (Cyber Monday) ở Mỹ diễn ra vào 2/12 năm ngoái cho thấy chỉ 6% không đưa ra gói khuyến mại nào trên trang bán hàng trực tuyến, còn phần lớn các nhà bán hàng đưa ra ít nhất ba gói khuyến mại.

mua-sam-truc-tuyen-8421-1417149167.jpg

Ngày mua sắm trực tuyến đầu tiên của Việt Nam sẽ diễn ra vào ngày 5/12 tại website onlinefriday.vn.

Những loại hình khuyến mại phổ biến nhất bao gồm miễn phí giao hàng và giảm giá vận chuyển; chiết khấu theo sản phẩm bao gồm % giảm giá, số tiền giảm giá và khuyến mại mua một, tặng một; chiết khấu theo đơn hàng như giảm giá trên toàn bộ đơn hàng; giải thưởng; quà tặng miễn phí và phiếu mua hàng. Cyber Monday 2013 là ngày mua sắm trực tuyến lớn nhất trong lịch sử Mỹ với doanh thu lên tới 1,74 tỷ USD.

Tại Việt Nam, Ngày mua sắm trực tuyến 2014 lần đầu tiên được tổ chức vào thứ Sáu (5/12) tới. Trước khi tổ chức, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) cho biết đã khảo sát kinh nghiệm từ nhiều lễ hội mua sắm trực tuyến trên thế giới.

Ở Việt Nam, chất lượng dịch vụ chuyển phát thấp nhưng chi phí lại khá cao, trả hàng khó khăn. Đây vốn là một trong những trở ngại lớn cho thương mại điện tử. Ông Nguyễn Thanh Hưng, Tổng Thư ký VECOM cho biết từ vài tháng trước, Hiệp hội đã vận động các nhà chuyển phát lớn như VnPost, ViettelPost tham gia sự kiện. Dự kiến các nhà chuyển phát này sẽ đã liên kết với hàng chục doanh nghiệp bán lẻ trực tuyến để miễn giảm phí chuyển phát trong Ngày mua sắm trực tuyến.

Hiện có hơn 760 doanh nghiệp thương mại điện tử đăng ký tham dự chương trình với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn. Chẳng hạn, Vietjet Air mang đến hàng nghìn vé máy bay giảm giá. Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện (PTI) cũng có kế hoạch khuyến mại 50% phí bảo hiểm đối với xe ôtô.

Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công thương), đơn vị chủ trì triển khai chương trình cho biết dự kiến sẽ có hàng triệu khách hàng biết và tham gia Ngày mua sắm trực tuyến 2014. "Cục cùng Hiệp hội Thương mại điện tử đang khuyến khích đông đảo các nhà bán hàng trực tuyến uy tín tham gia, nhằm cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng và khuyến mại phong phú. Ngày mua sắm trực tuyến 2014 được chờ đợi sẽ tạo ra cú huých lớn cho thương mại điện tử Việt Nam", Tổng Thư ký VECOM, ông Nguyễn Thanh Hưng bình luận.

Kỳ Duyên

, ,

Taxi kiểu mới bùng nổ tại châu Á

Taxi kiểu mới bùng nổ tại châu Á

Taxi kiểu mới bùng nổ tại châu Á Gặp phải phản ứng quyết liệt từ cơ quan quản lý, các dịch vụ gọi taxi bằng ứng dụng điện thoại vẫn tiếp tục phát triển với tốc độ phi mã. 
  • TP HCM ra quân xử lý dịch vụ taxi Uber / Dịch vụ taxi mới gây tranh cãi

Từ năm ngoái, dịch vụ taxi mới - đặt xe qua ứng dụng điện thoại đã âm thầm mở rộng và len lỏi khắp châu Á. Trong khi khách hàng hồ hởi đón nhận, dịch vụ của công ty như Uber, GrabTaxi lại không nhận được cái nhìn thiện cảm từ cơ quan quản lý. Các hãng taxi trong nước muốn kinh doanh phải xin nhiều loại giấy phép, trả phí và thuế cho chính phủ. Trong khi đó, Uber, GrabTaxi hoạt động mà không thông qua các cấp nói trên.

Ông Bong Suntay từ Hiệp hội Các nhà vận chuyển taxi Philippines cho biết: "Điều chúng tôi đang kiến nghị chính phủ là tạo ra sân chơi công bằng. Để kinh doanh taxi và cho thuê xe, chúng tôi phải đầu tư vốn mua xe và thuê nhiều lao động như thợ máy, thu ngân, chứ không chỉ tài xế. Hoạt động của chúng tôi cũng bị giới hạn chỉ một số lĩnh vực được cấp phép và giấy phép kinh doanh quy định cả những tuyến đường được hoạt động. Giá và phí cũng được chính quyền quản lý".

Cơ quan quản lý giao thông Jakarta ở Indonesia đặt ra câu hỏi liệu các công ty ứng dụng taxi có đóng thuế không khi mà họ không nộp đơn xin giấy phép kinh doanh. Còn cơ quan giao thông đường bộ của Malaysia đã ra cảnh báo rộng rãi với dân chúng rằng họ sẽ không được thanh toán bảo hiểm nếu bị tai nạn khi đang sử dụng xe có dịch vụ gọi taxi kiểu mới. Thậm chí chính quyền Indonesia và Malaysia đã nghĩ đến việc bắt giữ các tài xế nếu họ không tuân thủ đúng luật về giấy phép.

taxi-app-7512-1417321739.jpg

Châu Á là thị trường tiềm năng cho các công ty ứng dụng taxi. Ảnh:  Bangkokpost

Tại Singapore, chính quyền không hạn chế hoạt động của Uber nhưng mới đây đã tuyên bố sẽ áp dụng một số nguyên tắc cho bên thứ ba đăng ký ứng dụng gọi taxi từ năm sau. Quy định này yêu cầu các công ty như Uber, GrabTaxi xin phép cơ quan quản lý, đồng thời người lái phải có bằng lái xe taxi còn hiệu lực. Ứng dụng trên điện thoại cần ghi đầy đủ thông tin như phí, hệ thống hỗ trợ khách hàng. Khách khi gọi xe có quyền không cung cấp thông tin điểm đến.

Tomas Forgac, một nhà kinh doanh tại đây nhận xét những quy định mới này ảnh hưởng đến cách các công ty kiểu mới đang hoạt động và làm chậm quá trình cải cách dịch vụ giao thông. Ví dụ, quy định tài xế phải có bằng lái taxi gây cản trở vì ở Singapore, bằng lái taxi chỉ cấp cho những người trên 30 tuổi.

Về phần mình, Uber cho biết họ mong muốn hợp tác với cơ quan chức năng và khẳng định họ tuân thủ các quy định hiện hành. Tuy nhiên họ cũng phản ứng mạnh với các biện pháp của chính quyền Malaysia. "Đây rõ ràng là nỗ lực bảo vệ ngành taxi nhưng gây thiệt hại cho người tiêu dùng. Việc ngăn cản các đối tác tài xế của chúng tôi kiếm sống và giúp mọi người có cơ hội đi lại an toàn, đáng tin cậy không chỉ gây hại cho cư dân, du khách mà còn ảnh hưởng xấu đến thành phố", ông Mike Brown, giám đốc vùng của Uber nói với tờ Malay Mail Online trong một buổi phỏng vấn.

Tuy nhiên, cũng có những tiếng nói từ cơ quan quản lý ủng hộ ứng dụng gọi taxi. Bộ trưởng ngành Giao thông của Philippines, ông Joseph Abaya cho rằng các công ty taxi cần nâng cấp dịch vụ của mình, thay vì đối đầu với ứng dụng. "Mọi người thích dịch vụ giao thông công nghệ cao đơn giản vì họ muốn được thuận tiện. Do đó lời khuyên của tôi với các công ty là hãy hiện đại hóa cải tiến và nâng cao hệ thống, dịch vụ của mình", ông này nói.

Tương tự, Chủ tịch cơ quan phát triển metro của thành phố Manila, ông Francis Tolentino cho rằng cấm đoán dịch vụ taxi kiểu mới chẳng khác nào tước đi quyền di chuyển của người dân.

Trong khi gặp phải nhiều cản trở từ nhà chức trách, các ứng dụng gọi taxi vẫn đang phát triển chóng mặt. Ở Trung Quốc, một báo cáo mới đây từ nhà phân tích dữ liệu Analysis International cho thấy ở nước này hiện có 154 triệu người sử dụng dịch vụ tính đến hết quý 3 năm nay. TechinAsia cho biết hai công ty có thị phần cao nhất là Kuaidi Dache và Didi Dache. Đây đều là những cái tên lọt Top 15 công ty mới mở giá trị nhất Trung Quốc, được định giá trên một tỷ USD.

Để tiếp tục mở rộng, Uber cho biết họ đang tìm nguồn vốn đầu tư trên một tỷ USD phục vụ cho kế hoạch mở rộng ra thị trường quốc tế. Còn GrabTaxi vừa huy động thêm 90 triệu USD trong 12 tháng qua, bao gồm khoản đầu tư 10 triệu USD từ Temasek Holdings.

Thanh Bình

, ,

Xuất siêu 2 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất siêu 2 tỷ USD sau 11 tháng

Xuất siêu 2 tỷ USD sau 11 tháng Riêng tháng 11, cả nước nhập siêu khoảng 300 triệu USD, nhưng tính chung từ đầu năm đến nay cán cân thương mại vẫn thặng dư 2 tỷ USD.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tháng 11, kim ngạch xuất khẩu của cả nước ước đạt 13,2 tỷ USD, giảm 6% so với tháng trước. Các nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhưng giảm mạnh trong tháng gồm cao su, sắt thép, máy móc, thiết bị, thủy sản, rau quả...

Kim ngạch nhập khẩu trong kỳ cũng có sự suy giảm khi đạt 13,5 tỷ USD, thấp hơn 4% so với tháng 10, khi mà nhu cầu nhập khẩu xăng dầu, khí đốt, phân bón, sắt thép... thấp hơn.

Tuy nhiên, việc kim ngạch nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu đã cả nước ước nhập siêu 300 triệu USD trong tháng này, tăng mạnh so với mức nhập siêu tháng trước (4 triệu USD). Lũy kế 11 tháng, cả nước vẫn xuất siêu hơn 2 tỷ USD, chủ yếu nhờ khu vực vốn đầu tư nước ngoài xuất siêu hơn 15,5 tỷ USD, trọng tâm ở nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện, dệt may, giày dép...

Huyền Thư


dịch vụ định cư du học mỹ

, ,

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2016

'Túi tiền' của Bộ trưởng Thăng

'Túi tiền' của Bộ trưởng Thăng

'Túi tiền' của Bộ trưởng Thăng Miếng bánh ngân sách ngày càng nhỏ trong khi nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông ngày càng tăng, Quốc hội và cử tri đang chờ đợi Bộ trưởng Giao thông sẽ xoay trở như thế nào.
  • VEC lên kế hoạch bán 5 tuyến cao tốc tỷ USD / Làm đường cao tốc Việt Nam đắt hay rẻ

"Giải pháp đột phá xây dựng hạ tầng giao thông" là một trong những nội dung quan trọng mà vị tư lệnh ngành Giao thông phải trả lời chất vấn trước Quốc hội trong ngày 18/11.

Gần một tháng trước đó, câu chuyện vốn cho ngành giao thông từng được Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư - Bùi Quang Vinh dẫn ra để minh họa cho một năm mà ông gọi là "chưa bao giờ ngân sách khó đến vậy". "Cân đối ngân sách cho Bộ Giao thông năm 2014 tới nay mới có 2.000 tỷ đồng, trong khi nhu cầu giai đoạn 2014-2016 cần ít nhất 20.000 tỷ cho khoản đối ứng ODA".

Số liệu cập nhật đến giữa tháng 11 từ Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ Giao thông) cho biết cụ thể, cơ quan này vừa được ứng thêm hơn 2.900 tỷ, nâng tổng số tiền đối ứng ODA thu xếp được lên gần 5.000 tỷ đồng. Song so với nhu cầu năm 2014, khoản này mới đáp ứng chưa được 50%.

Chia sẻ với 2 người đồng nhiệm, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước - Nguyễn Văn Bình nhớ lại: "Suốt từ năm 2012, cứ lần nào làm việc với ngành giao thông, đồng chí Bộ trưởng cũng kêu như cháy đến nơi vì không có tiền".

Bộ trưởng Đinh La Thăng thừa nhận: "5-7 năm trước khi tôi ngồi ghế bộ trưởng, chi đầu tư từ ngân sách trung ương cho ngành ước khoảng 40%. Con số ấy cứ giảm dần và sang năm 2015 chỉ còn chưa tới 20%". Trong khi đó, đòi hỏi của đất nước về đầu tư cơ sở hạ tầng lại tăng lên chóng mặt khi đây được xác định là một trong 3 đột phá chiến lược cần thực hiện.

ve-may-bay-phu-quoc-5219-1416227119.jpg

Chuyển nhượng các dự án hạ tầng -như với sân bay Phú Quốc -  để lấy tiền tái đầu tư là một lời giải hiệu quả cho bài toán vốn đối với ngành giao thông.

Trao đổi với báo chí, một chuyên gia từng ví von điều này giống như câu chuyện thùng gạo trong nhà ngày một cạn, trong khi con cái đang tuổi ăn, tuổi lớn. Bố mẹ khi ấy phải xoay đủ cách, trong đó có cả chuyện đi vay. Điểm khác là so với "vay để ăn", chuyện gọi vốn cho đầu tư phát triển có dễ hơn đôi chút.

Điều này phần nào trở thành hiện thực khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình nhận định trong một năm rưỡi qua, chưa bao giờ tiền ngân hàng đổ vào giao thông nhiều đến vậy.

"Đến nửa cuối năm 2013, Ngân hàng Nhà nước đề xuất với Chính phủ việc hệ thống nhà băng tạm ứng cho ngân sách 20.000 tỷ đồng để triển khai các dự án giao thông. Hết năm, nguồn vốn chảy vào giao thông rất mạnh. Đến nay tổng đầu tư đã trên 400.000 tỷ đồng, phần lớn cho các dự án BOT và BT", Thống đốc nói.

Một điểm thuận lợi không nhỏ cho ngành giao thông là 2 năm gần đây, ngân hàng đang... thừa tiền. Dòng vốn chảy vào các dự án, vì thế cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy vậy, hiệu quả mới là yếu tố quyết định để các nhà băng rót tiền.

Trong một cuộc trao đổi mới đây với VnExpress, Bộ trưởng Đinh La Thăng nhẩm tính, đến đầu năm nay, chỉ riêng 53 dự án mà Bộ Giao thông quản lý, nguồn tiền vay từ các tổ chức tín dụng đã vượt con số 120.000 tỷ đồng. "Đây là thời điểm ngành giao thông huy động nguồn vốn ngoài xã hội lớn nhất từ trước tới nay, mà chủ yếu là từ ngân hàng", ông Thăng nhấn mạnh.

Chi tiết hơn, số liệu mới nhất từ cơ quan này cho biết, đến đầu tháng 11, tổng số 65 dự án mà Bộ quản lý đã huy động được 155.739 tỷ đồng. Nếu không có nguồn huy động này, chắc chắn dự án mở rộng quốc lộ I và 14 qua Tây Nguyên sẽ khó về đích vào năm sau, khi mà phân nửa trong hơn 40 dự án thành phần theo hình thức BOT đều được thực hiện bằng tiền từ các tổ chức tín dụng.

Tuy nhiên, lãnh đạo ngành ngân hàng cũng lưu ý các nhà băng nên chủ động khống chế một tỷ lệ cho vay với lĩnh vực giao thông để hạn chế rủi ro thanh khoản, bởi xây cầu đường thường đòi hỏi vốn trung và dài hạn, trong khi tiền ngân hàng chủ yếu là thời hạn ngắn.

Thực tế, sau giai đoạn đổ một lượng vốn kỷ lục vào giao thông, tỷ lệ cho vay với ngành này ở nhiều ngân hàng đang sắp sửa đụng trần, tương tự như câu chuyện cho vay với các dự án điện khoảng dăm năm trước. 

Trong bối cảnh ấy, một lần nữa người ta lại thấy vị tư lệnh ngành sốt sắng tìm cơ chế mới để ngành giao thông có thêm tiền. Việc bán các dự án đã làm để thu hồi vốn, tái đầu tư mà dư luận chứng kiến gần đây là một ví dụ.

Trong khi "siêu dự án" cao tốc Hà Nội – Hải Phòng với mức đầu tư (điều chỉnh) hơn 2 tỷ USD đang nằm trên bàn đàm phán với các nhà đầu tư nước ngoài, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc lên kế hoạch bán 5 tuyến khác với số tiền thu về hàng tỷ USD nếu mọi chuyện suôn sẻ.

Tại lĩnh vực hàng không, Sân bay quốc tế Phú Quốc có suất đầu tư cả nghìn tỷ đồng cũng đã được yêu cầu chào mời các nhà đầu tư tư nhân vào để nhượng quyền khai thác. Đại diện Tổng công ty Cảng hàng không (ACV) thừa nhận, dự án này nếu bán được, sẽ là tiền đề tốt để doanh nghiệp thực hiện với hàng loạt dự án khác, nhằm tích lũy nguồn lực, chuẩn bị đầu tư vào siêu sân bay Long Thành mà gánh nặng vốn ngân sách đang khiến không ít đại biểu Quốc hội lo ngại.

Cùng trong thời gian này, dự án cảng Nha Trang đang trên hành trình chuyển từ doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ là Tổng công ty Hàng hải về tay một tập đoàn tư nhân. Dự án có mức chuyển nhượng 85 tỷ đồng này, dù không quá lớn song trong tình hình tài chính eo hẹp phục vụ tái cơ cấu nợ, thì với Vinalines cũng rất đáng trân trọng.

Tuy nhiên, một mục tiêu quan trọng không kém được lãnh đạo ngành giao thông cũng như nhiều chuyên gia kỳ vọng là với sự tham gia của tư nhân, nhất là các đối tác nước ngoài sẽ mang tới một làn gió mới, góp phần thay đổi cung cách quản lý, điều hành đang trở nên cũ kỹ của doanh nghiệp Nhà nước, qua đó nâng cao hiệu quả sử dụng từng đồng thuế của người dân.

Chí Hiếu

, ,

Tiểu thương và quản lý Chợ Đồng Xuân đối thoại bất thành

Tiểu thương và quản lý Chợ Đồng Xuân đối thoại bất thành

Tiểu thương và quản lý Chợ Đồng Xuân đối thoại bất thành Công ty cổ phần Đồng Xuân lý giải chi phi tăng buộc họ phải điều chỉnh giá, song các hộ kinh doanh cho rằng con số quá cao và quyền lợi không tương xứng, nên không chấp thuận.
  • Hàng trăm tiểu thương chợ Đồng Xuân phản đối giá thuê kiốt mới / TP HCM yêu cầu An Đông Plaza xây dựng lại giá cho thuê quầy sạp

Không lâu sau sự kiện tiểu thương tại Chợ Đồng Xuân (Hà Nội) tụ tập để phản đối đơn vị quản lý điều chỉnh giá thuê kiốt, cuối tuần qua, 2 bên đã có buổi đối thoại với mục tiêu giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, thái độ và cách diễn đạt tại buổi làm việc đều không cho thấy đơn vị quản lý và tiểu thương đều không có dấu hiệu nhượng bộ

Đại diện đơn vị quản lý, Phó chủ tịch, đồng thời là Tổng giám đốc Công ty cổ phần Đồng Xuân – Đỗ Xuân Thủy dẫn ra một loạt chi phí được đơn vị này lấy làm cơ sở tăng giá cho các hợp đồng thuê từ 1/1/2015 đến hết năm 2019. Cụ thể, theo thông báo của Cục Thuế Hà Nội, tiền thuê đất chợ tăng gần 250%. Trước đó, chi phí quản lý giai đoạn 2010-2014 tăng 14% một năm, chi phí dịch vụ mua ngoài như điện, nước, vệ sinh… tăng 10%, phí bảo dưỡng, sửa chữa 7%.. "Ngoài ra, công ty cũng phải đầu tư hàng chục tỷ đồng cho hệ thống phòng, chữa cháy, trên 5 tỷ đồng để xây dựng 9 nhà vệ sinh", vị này kể.

dt1-8579-1416712111.jpg

Sau buổi làm việc, nhiều tiểu thương vẫn nán lại nêu ý kiến, song không khí có phần ôn hòa hơn. Ảnh: Minh Minh

Với những con số nêu trên, ông Thủy cho rằng mức tăng giá thuê được công bố trước đó (17-22%) đã được Công ty Đồng Xuân tính toán, chia sẻ với tiểu thương. Chốt lại phần phát biểu, vị này còn tâm tư rằng đơn vị quản lý "rất suy nghĩ" về tiểu thương, song rất thất vọng khi bà con phản ứng bằng cách tụ tập, phản đối.

Đại diện các hộ kinh doanh, một tiểu thương tên Hằng cho biết không muốn gây khó dễ cho công ty. Tuy nhiên, sau mấy lần tìm gặp lãnh đạo bất thành, bà con mới phải tụ tập phản đối trước cổng chợ. Chị này cho rằng khi xây dựng chợ Đồng Xuân, bà con đều có đóng góp, coi đó là cổ phần trong chợ, song quyền lợi kèm là gì thì họ không biết.

"Mỗi lần ký hợp đồng mới, hợp đồng cũ bị thu lại. Cái mới thì quyền lợi của công ty nhiều lên, tiểu thương ít dần. Tôi đề nghị giữ nguyên hợp đồng như cũ", chị Hằng đề xuất và nhận được hưởng ứng của nhiều hộ khác..

Chị Dung, một tiểu thương khác thì cho rằng giá thuê kiốt của mình tăng từ 71 triệu đồng lên 90 triệu đồng là quá cao. "Người cho tôi xem hợp đồng nói rằng giá thế là rẻ lắm. Tôi không hiểu phải kinh doanh cái gì để cho được số tiền rẻ ấy", chị này cảm thán.

Cũng theo tiểu thương này, hợp đồng cũ được ký cách đây 5 năm. Khi đó, giá vàng là 48 triệu đồng một lượng, nay chỉ còn 33 triệu. Lãi suất ngân hàng cũng giảm, trong khi chỗ ngồi của bà con vẫn nguyên, chưa có cải tạo gì. "Tôi không hiểu vì sao giá thuê lại phải tăng?", chị này đặt câu hỏi.

Giải đáp những ý kiến nêu trên, ông Đỗ Xuân Thủy cho rằng vấn đề tiểu thương góp vốn xây chợ đã được giải thích nhiều lần và tưởng đã kết thúc thắc mắc từ lâu. Cụ thể, khi góp vốn xây dựng chợ năm 1990, quy chế nêu rõ đây là tiền ứng trước của các hộ và người kinh doanh trong 5 năm. Kết thúc giai đoạn này, các hộ được tiếp tục thuê và kinh doanh tại chợ. "Chưa hết thời gian tiểu thương được miễn tiền thuê chỗ thì chợ bị cháy năm 1994. Do đó, từ năm 1996 đến 1999, các hộ đã được bù khoảng thời gian này. Tôi không hiểu các bác còn đòi hỏi thêm gì nữa?", ông Thủy chất vấn ngược lại.

Với ý kiến của tiểu thương Dung, vị Tổng giám đốc cho rằng do kiốt của gia đình chị có vị trí đắc địa nên đương nhiên giá thuê phải cao hơn. "Cả chợ có trên 2.000 hộ kinh doanh thì chỉ có 49 kiốt có giá thuê cao như vậy", ông này thông tin thêm.

Trong số thắc mắc của tiểu thương, đại diện Công ty Đồng Xuân chỉ duy nhất nhận trách nhiệm về phản ánh thiếu chỗ gửi xe, thu phí quá cao so với quy định. Theo đó, ông Thủy cho rằng công ty chưa hoàn thành nhiệm vụ. Tuy nhiên, một phần nguyên nhân cũng được vị này lý giải do khách quan, chợ được xây dựng đã lâu nên thiết kế lạc hậu.

"Chợ có trên 2.000 hộ kinh doanh, mỗi hộ có 3, 4 người giúp việc, có hộ 10 người. Nếu tính mỗi người một xe máy thì lên đến mấy nghìn xe. Chợ dù có 3 tầng hầm cũng không chứa hết. Thành phố đã tạo điều kiện cho mượn 400m2 cách chợ chưa tới 300m nhưng cũng không hộ chịu nào ra đó gửi xe", lãnh đạo Công ty cổ phần Đồng Xuân phản ánh lại.

Tuy nhiên, những giải đáp của ông Đỗ Xuân Thủy không làm các tiểu thương thỏa mãn, trong khi đại diện doanh nghiệp khẳng định đã tính "hết nước hết cái" về giá thuê, nên không có ý định nhượng bộ. Kết thúc buổi đối thoại, hàng chục tiểu thương tiếp tục vây quanh vị Tổng giám đốc để nêu quan điểm.

Võ Hải

, ,